Khi bắt đầu khởi nghiệp thì ngoài niềm đam mê, lòng kiên trì bạn
sẽ phải có rất nhiều yếu tố khác để quyết định sự thành công của một startup.
Khả năng hiện thực hóa ý tưởng
Tất cả những
gì mà startup cần làm là bắt tay ngay để thực hiện ý tưởng. Ý tưởng của bạn có
thể bị trùng lặp nhưng vì điều này khiến bạn nản chí không muốn biến chúng
thành hiện thực thì bạn sẽ không bao giờ bước chân được đến con đường khởi
nghiệp thành công.
Trên thế
giới, có hàng vạn ý tưởng giống bạn nhưng họ đã thất bại vì chần chừ thực hiện
chúng. Ý tưởng chỉ có giá khi bạn có đủ kiên trì và khả năng để theo đuổi chúng
tới cùng.
Vạch định chiến lược
Đây là sự đối
lập rõ ràng giữ một công ty hoạt động trong chệ “chậm mà chắc” và một công ty
có một tư tưởng “chỉ để tồn tại”. Một startup tích cực cần lập kế hoạch và
chiến dịch chuyển hướng mở rộng trên toàn quốc và dần dần tiến tới thế giới.
Bạn cần có lịch trình làm việc cụ thể và từng bước tiến đến ổn định. Bạn phải
đo lường được khoảng cách để từng bước tiến đến những cột mốc quan trọng đi tới
thành công.
Đam mê học hỏi
Đam mê học
hỏi vô cùng quan trọng trong quá trình bắt đầu khởi nghiệp, nếu bạn không biết
cách học hỏi từ những bậc tiền bối đi trước, thì sớm muộn gì bạn cũng dấn thân
vào những thất bại bởi sự thiếu kinh nghiệm của bạn.
Hầu hết các
doanh nhân thành công rất say mê học hỏi. Họ dành luôn thời gian để nghiên cứu
- phát triển công ty và đầu tư vào bản thân. Họ không ngừng tìm tòi, thậm chí trở
thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực liên quan nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh
và đưa ra quyết định đúng đắn.
Kế hoạch dự phòng
Cho dù trong
kinh doanh ít đưa ra các quyết định mang tính mạo hiểm nhưng mỗi ngày các doanh
nhân vẫn dành thời gian tính toán tỷ lệ rủi ro và cân nhắc các kế hoạch mạo
hiểm để có thể đạt ngưỡng thành công mới.
Ngoài ra bạn
cũng lên có kế hoạch dự phòng bởi có rất nhiều startup thất bại mặc dù có ý
tưởng tốt bởi họ thiếu một kế hoạch dự phòng. Dù kế hoạch ban đầu của bạn cẩn
thận và chi tiết đến đâu, bạn cũng không thể nắm chắc 100% mọi thứ sẽ diễn ra
theo đúng dự định. Vì thế, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng cần lập một kế
hoạch dự phòng để lường trước rủi ro.
Nếu bạn có khả năng giảm thiểu rủi ro, muốn làm chủ cuộc đời và
sáng tạo trong kinh doanh, hãy tự tin hơn trên con đường trở thành doanh nhân.
Khả năng chấp nhận thất bại
Không có bất
kỳ doanh nhân nào khi mới bắt tay vào khởi nghiệp mà không gặp thất bại trong
những năm đầu chập chững bước vào thương trường. Họ luôn coi thất bại
không phải là điều gì quá to tát, thất bại chỉ là bệ phóng thúc đẩy họ đi lên
phía trước, buộc họ phải nỗ lực hơn nữa để vượt qua mọi thách thức để từng bước
dẫn đến thành công.
Bạn phải biết
không có gì là mãi mãi, mọi thứ chỉ làm tạm thời, thất bại cũng vậy mà thôi.
Khi bạn thất bại, bạn không tự mặc định mình là một kẻ thất bại mà thay vào đó
bạn coi thất bại là cơ hội để từng bước tiến tới thành công.
(Theo enternews.vn, ngày 03/11/2020)